Lời giới thiệu
Nghiên cứu can thiệp là loại hình thiết kế nghiên cứu có thể cung cấp các bằng chứng có giá trị cao nhất trong các loại hình thiết kế nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp. Nghiên cứu can thiệp đầy đủ cần đảm bảo 3 điều kiện: 1) Có can thiệp được kiểm soát; 2) Có nhóm đối chứng; và 3) Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn vào nhóm can thiệp và nhóm đối chứng một cách ngẫu nhiên. Như vậy, tiến hành các nghiên cứu can thiệp thường phức tạp hơn các nghiên cứu quan sát, đặc biệt ở giai đoạn thiết kế, chọn mẫu, tính toán cỡ mẫu và phân tích thống kê số liệu…
Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều các nghiên cứu can thiệp tiến hành bởi các nhóm nghiên cứu quốc tế, các nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, đề tài cấp bộ và các đề tài luận án tiến sỹ. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều các tài liệu cơ bản, chuẩn mực và cập nhật về phương pháp nghiên cứu can thiệp mà các nghiên cứu viên, nghiên cứu sinh có thể tham khảo, qua đó có thể thiết kế và tiến hành các đề tài nghiên cứu khoa học của mình một cách bàn bản và hiệu quả hơn.
Cuốn tài liệu “Phương pháp nghiên cứu can thiệp: Thiết kế và phân tích thống kê” là công trình được viết bởi các giảng viên, nghiên cứu viên có kinh nghiệm về phương pháp nghiên cứu khoa học thuộc mạng lưới các trường đại học Y Dược tại Việt Nam. Đây là cuốn tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học Y học thứ hai mà các tác giả đã cùng nhau xây dựng (cuốn sách trước đó là “Khái niệm và thuật ngữ cơ bản sử dụng trong các nghiên cứu khoa học sức khỏe định lượng”) nhằm mục tiêu chia sẻ kiến thức, tăng cường hợp tác và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Cuốn sách này tập trung vào một số vấn đề quan trọng đối với các nghiên cứu can thiệp, bao gồm phương pháp thiết kế, chọn mẫu, tính toán cỡ mẫu đặc biệt là phương pháp phân tích thống kê. Đây cũng là những vấn đề còn khá phức tạp và còn có điểm chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học ở Việt Nam. Các bài viết trong cuốn tài liệu này là sự tổng hợp các kiến thức cập nhật có từ các cuốn sách hoặc các bài báo có phản biện khoa học quốc tế cũng như kinh nghiệm nghiên cứu thực tế của các tác giả. Để đảm bảo chất lượng của cuốn sách, tất cả các bài viết có trong cuốn sách đã được các tác giả chuẩn bị, rà soát kỹ lưỡng.
Chủ biên |
|
PGS.TS. Hoàng Văn Minh, Trường Đại học Y tế Công cộng
|
|
Các tác giả (theo trình tự ABC) |
|
PGS.TS Đào Thị Minh An |
Trường Đại học Y Hà Nội |
TS Lê Thị Kim Ánh |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
PGS.TS Phạm Việt Cường |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
TS Trần Văn Đình |
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương |
TS Dương Minh Đức |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
ThS Lê Đình Dương |
Trường Đại học học Y dược Huế |
PGS.TS Kim Bảo Giang |
Trường Đại học Y Hà Nội |
GS.TS Lưu Ngọc Hoạt |
Trường Đại học Y Hà Nội |
PGS.TS Phạm Ngọc Hùng |
Học viện Quân Y |
PGS.TS Trần Thanh Hương |
Trường Đại học Y Hà Nội |
PGS.TS Nguyễn Văn Huy |
Trường Đại học Y Hà Nội |
GS.TS Phạm Minh Khuê |
Trường Đại học Y dược Hải Phòng |
PGS.TS Vũ Hoàng Lan |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
ThS Bùi Phương Linh |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
BS Khương Quỳnh Long |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
PGS.TS Lê Thị Phương Mai |
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương |
PGS.TS Hoàng Văn Minh |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
ThS Trần Hùng Minh |
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số |
TS Ngũ Duy Nghĩa |
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương |
TS Nguyễn Thị Trang Nhung |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
TS Lã Ngọc Quang |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
TS Bùi Thị Tú Quyên |
Trường Đại học Y tế Công cộng |
ThS Đinh Thái Sơn |
Trường Đại học Y Hà Nội |
PGS.TS Võ Văn Thắng |
Trường Đại học Y dược Huế |
TS Đỗ Thị Thanh Toàn |
Trường Đại học Y Hà Nội |
ThS Phạm Thanh Tùng |
Trường Đại học Y Hà Nội |
TS Hoàng Thị Hải Vân |
Trường Đại học Y Hà Nội |
TS Hạc Văn Vinh |
Trường Đại học Y dược Thái Nguyên |
ThS Lương Thanh Bảo Yến |
Trường Đại học Y dược Huế |
Thư kí biên tập
BS Lê Minh Đạt, Trường Đại học Y tế Công cộng
CN Hoàng Thị Ngọc Anh, Trường Đại học Y tế Công cộng
Nguồn: Viện Khoa học Sức khỏe (NIHS), Bệnh viện Bạch Mai